Những thuật ngữ cơ bản trong chạy bộ

Đối với những ai mới tìm hiểu bộ môn chạy bộ, có thể bạn sẽ bắt gặp đâu đó những từ như Base run, Jogging, Long Run,... nhưng bạn lại không thể hiểu hết ý nghĩa của chúng.

Vậy hãy cùng TAC Checkpoint tìm hiểu những thuật ngữ bạn cần biết để nhập môn chạy bộ nha!

 

1. Runner

Runner được hiểu đơn giản là những người thích chạy bộ ở mọi trình độ. Điểm khác biệt của runner trong chạy bộ là những người ngoài sở thích chạy bộ, họ còn thích tham gia các giải chạy hoặc cuộc thi chạy.

 

Ảnh: Internet

 

2. Warm up

Warm up hay bài tập khởi động không chỉ có ở chạy bộ mà còn ở các bộ môn thể thao khác. Trong chạy bộ, các bài tập khởi động thường kéo dài 5 - 10 phút gồm duỗi cơ, nhảy jake. Những bài tập này giúp chúng ta lưu thông máu huyết, duy trì nhịp tim, giãn cơ nhằm hạn chế chuột rút, chấn thương.

 

Ảnh: Westend61//Getty Images

 

3. Sub

Sub có thể hiểu là thành tích thời gian nhất định bạn hoàn thành một hành trình chạy. Thuật ngữ sub sẽ đi chung với độ dài đường chạy. Ví dụ, chạy 40km sub 4 có nghĩa là bạn bạn hoàn thành chạy 40km trong 4 giờ. 

 

4. Easy run

Easy run có nghĩa là “chạy nhẹ nhàng”. Đúng với tên gọi, đây là loại chạy không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào và phù hợp với những người mới bắt đầu. Easy run tuy đơn giản nhưng lại được xem là bài tập cốt lõi nếu bạn muốn chuyển qua các thể loại chạy nâng cao hay chế độ tập luyện cường độ cao.

 

5. Base run

Base run có nghĩa là chạy cự ly ngắn đến trung bình với tốc độ thoải mái nhất. Đây được xem là bài tập sức bền, độ dẻo dai và duy trì nhịp thở, nhịp tim cho người chạy. 

 

6. Interval run

Interval run là bài chạy biến tốc thường dùng cho các vận động viên chạy bộ. Đây là bài tập xen lẫn giữa cường độ cao và thấp và có thể thực hiện ở cả cự ly ngắn và dài.

 

7. PR

PR là viết tắt của từ Personal Record, được định là kỷ lục cá nhân. Đây được xem là phần để đánh giá về thành tích về thời gian và quãng đường của một người chạy bộ. Ngoài ra, đây còn được xem là phần đặt mục tiêu cho những người chạy bộ để tập luyện và phát triển thêm.

 

8. Jogging

Cùng là chạy bộ nhưng jogging lại khác với running. Nếu running có thiên hướng chỉ những người thi đấu thì jogging là một bài tập chạy đều và giữ nhịp thở ổn định. 

 

Ảnh: Internet

 

9. Aerobic run

Aerobic có tính chất khá tương đồng với Easy run với những bước chạy nhẹ nhàng. Tuy nhiên, aerobic run giúp cơ thể bạn hấp thụ oxy tạo ra năng lượng và “đốt cháy” chúng.

 

10. Long run

Long run là bài tập chạy đường dài giúp bạn luyện tập sức bền. Đây là bài tập dùng trong tập luyện trước khi thi để người chạy có thể bức phá giới hạn của bản thân. Tuy nhiên, long run nên được tập luyện từ từ và tăng dần theo sự phù hợp của bản thân để hạn chế chấn thương.

 

11. Recovery run

Recovery run hay còn gọi là chạy phục hồi là bài chạy sau một cuộc thi hoặc sau các bài tập cường độ cao. Mục đích của chạy phục hồi là giãn cơ và phục hồi năng lượng cho người chạy. Các buổi chạy phục hồi sẽ ngắn hơn những buổi luyện tập nhưng vẫn đảm bảo được sức bền.  

 

12. Tempo run

Thuật ngữ ngày còn được gọi là Threshold run. Đây là bài chạy ở tốc độ cao với mức ngưỡng duy trì trong khoảng 1 giờ. Các vận động viên chuyên nghiệp thường luyện tập bài tập này với mục tiêu đào thải acid lactic. 

 

13. Progressive run

Progressive run được định nghĩa là bài tập tăng tốc hay bài tập tích lũy. Chúng ta sẽ bắt đầu với tốc độ bình thường đến tăng tốc dần về phía sau và kết thúc nhanh chóng ở cuối. Đây là một bài tập cổ điển giúp người chạy đạt được tốc độ mong muốn trong một thời gian. 

 

14. Cadence

Cadence là số bước chân chạm đất trong một thời gian nhất định, thường được đo trong 1 phút. Đây là chỉ số quan trọng vì các vận động viên sẽ dựa vào để biết được nhịp chân của bản thân. Từ đó, họ có phác đồ tập luyện phù hợp. 

 

15. VO2 Max

VO2 Max là chỉ số đo lường mức độ sử dụng oxy tối đa trong quá trình chạy bộ cường độ cao. VO2 Max càng cao đồng thuận với việc bạn có sức khỏe tốt. 

 

16. Hill repeats

Hill repeats là bài tập chạy trên đồi dốc được lặp đi lặp lại. Đây là bài tập giúp người chạy luyện tập sức bền, sức mạnh chân và quen thuộc với địa hình đồi núi.

 

17. Fartlek

Đây là phương pháp được vận động viên Thụy Điển, Gotsta Holme, phát triển vào năm 1937. Fartlek là bài tập cho người chạy thỏa sức kết hợp không giới hạn địa hình và thời gian giữa chạy nhẹ và chạy tốc độ. 

 

18. Strides

Đây được xem là bài tập làm quen tốc độ sau khi quen với Easy run và trước khi tập Tempo run hay Interval run. Bài tập yêu cầu người luyện tập chạy trong phạm vi ngắn tầm 100m trong thời gian ngắn (20 - 30s). Bài tập giúp tăng cường sức bền nhằm hỗ trợ người chạy có thể chạy cự ly dài.  

 

19. RICE

RICE là viết tắt của 4 bước sơ cứu chấn thương chỉnh hình gồm: R - Rest (nghỉ ngơi); I - Ice (chườm đá); C - Compress (băng ép); E - Elevate (kê cao chân, tay). Đây là phương pháp có thể thực hiện tại nhà dành cho những người bị bong gân và căng cơ nhẹ. 

 

Ảnh: Tâm Anh Hospital

 

20. Taper

Taper là việc giảm đáng kể các bài tập khoảng cách và cường độ trong 2 - 3 tuần cuối trước khi thi đấu của VĐV. Đây là giai đoạn giúp cơ thể phục hồi và giữ sức cho đến ngày thi đấu.

 

21. Cool down

Cool down là những bài tập thả lỏng sau khi kết thúc tập luyện. Tương tự với warm up, các bài cool down thường kéo dài 5 - 10 phút với những bài tập giúp hạ nhiệt cơ thể và giãn cơ.

 

Ảnh: Lean6

Mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chạy bộ! TAC Checkpoint - Go strong all the way!

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên