Những ai không nên chạy bộ?
Chạy bộ là một môn thể thao vừa tốt cho sức khỏe vừa có độ phổ biến cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tập luyện bộ môn này. Hãy để Checkpoint chỉ cho bạn một số nhóm người không nên hoặc cực kỳ cẩn trọng khi chạy bộ.
Ảnh: Internet
Người có vấn đề tim mạch
Khi chạy bộ, nhịp tim thay đổi và đập nhanh hơn. Nếu không kiểm soát tốt, bạn có thể bị tăng huyết áp, thiếu máu lên não và nhịp tim nhanh hơn. Mặc dù người bệnh có thể trở lại bình thường trong vài phút, nhưng điều này có thể dẫn đến đột quỵ. Tình trạng quá tải tim là kết quả của việc chạy bộ với tốc độ cao và trong thời gian dài. Các dấu hiệu khác bao gồm huyết áp tăng đột ngột, tim đập nhanh và tức ngực.
Ảnh: Internet
Nếu bạn vẫn muốn chạy bộ thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu cảm thấy bản thân không ổn thì nên dừng việc chạy bộ ngay.
Phụ nữ mang thai
Chạy bộ khá nặng nề với người mang thai. Việc chạy bộ có thể gây căng thẳng làm ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng và tập những bài thể dục nhẹ đã được bác sĩ hướng dẫn.
Người có vấn đề xương khớp, thoát vị đĩa đệm
Với người bị thoát vị đĩa đệm, chạy bộ làm tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là lưng dưới. Còn những người có vấn đề về xương khớp, chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ tái phát chấn thương khớp gối.
Ảnh: Internet
Do đó, hai dạng người này nên tránh chạy bộ hoặc chỉ chạy bộ với cường độ thấp và trong khoảng thời gian ngắn. Để chắc ăn, họ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện.
Người mắc các triệu chứng về phổi
Những người có các bệnh lý về phổi sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp khi chạy. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng khó thở, gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Ảnh: Internet
Người cao tuổi
Khi già đi, các cơ bắp và dây chằng của chúng ta không còn đàn hồi như trước. Việc chạy bộ với cường độ cao có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng đã chai cứng và yếu ớt. Trong thời gian dài có thể gây ra bệnh xương khớp.
Người cao tuổi nên đi bộ thay vì chạy bộ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn chỉ nên đi bộ trong khoảng 30 - 40 phút mỗi ngày và luôn cần khởi động khoảng 5 - 10 phút để làm nóng các khớp trước khi đi bộ.
Người từng bị chấn thương
Tương tự với người bị xương khớp, những người từng bị chấn thương cũng nên cân nhắc việc chạy bộ vì chấn thương cũ có thể tái phát.
Người béo phì
Những người thừa cân, béo phì thường được các bác sĩ khuyên không nên chọn chạy bộ là phương pháp giảm cân ở thời kỳ đầu. Nguyên do là vì chân của họ phải chịu nhiều trọng lực, có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp, đặc biệt là xương khớp gối.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn chạy bộ thì hãy bắt đầu với cường độ thấp hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Sau đó, khi trọng lượng cơ thể đã giảm thì bạn có thể nâng cường độ chạy bộ lên.
Mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chạy bộ! TAC Checkpoint - Go strong all the way!