Chạy bộ đúng cách cho những người mới bắt đầu
Chạy bộ được biết đến là một môn thể thao vừa dễ tập vừa nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu chạy bộ không đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều chấn thương cho bạn. Vậy hãy để Checkpoint lưu ý những động tác khi chạy nha!
Ảnh: Internet
Khởi động và giãn cơ
Trước và sau khi chạy, chúng ta phải khởi động để làm nóng cơ thể đổng thời thả lỏng. Dù chỉ tốn 5 - 10 phút với những động tác nhẹ nhàng nhưng sẽ giảm thiểu việc bạn bị chuột rút, chấn thương và tốt cho cơ bắp của bạn.
Tầm nhìn
Khi chạy bộ, bạn nên nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào mặt đất khoảng 3 - 6m để tập trung. Ngoài ra, bạn không nên nhìn xuống đất để quan sát các vật cản phía trước để né và không bị té và chấn thương.
Đảm bảo dáng người
Khi chạy, bạn nên giữ cơ thể thẳng người, đầu và vai thả lỏng để giữ nhịp thở ổn định và thoải mái khi chạy. Đặc biệt, bạn không nên không gù lưng hay ngả người về phía trước hoặc sau vì có thể khiến bạn tức ngực và khó thở.
Ngoài ra, nếu bạn có xu hướng nhấc vai lên nhiều lúc chạy, bạn cần siết chặt bả vai để đưa tay về vị trí thoải mái nhất có thể và sau đó hạ vai xuống.
Hít thở đúng cách
Ảnh: Internet
Bạn nên thở bằng miệng để đảm bảo đủ lượng oxy bạn cần. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thở bằng bụng. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy hơi bằng miệng và làm bụng phồng ra. Sau đó, bạn thở ra bằng miệng và bụng hóp vào.
Mũi chân hướng về phía trước
Ảnh: Internet
Khi chạy, bạn nên chú ý để các ngón chân quay về phía trước. Nếu ngón chân quay vào trong thì bạn có thể dễ gặp chấn thương.
Khoảng cách tay
Ngoài thư giãn bàn tay và ngón tay, bạn cần lưu ý gập khuỷu tay 90 độ ngay eo và di chuyển cánh tay theo nhịp bước chân. Giữ cánh tay sát bên hông, không vung quá rộng hoặc quá cao.
Thêm vào đó, bạn cũng không nên vung tay quá nhiều vì đó là nguyên nhân dẫn đến kiệt sức, sốc hông và có nguy cơ chuột rút. Một mẹo nhỏ hãy nghĩ bản thân là một phẳng bị chia đôi để chỉ đung đưa tay một cách vừa phải.
Nâng đầu gối vừa phải
Ảnh: Internet
Khi nâng đầu gối quá cao, chân bạn sẽ nhanh mỏi và mất sức. Để tiết kiệm năng lượng, bạn nên thay đổi bằng cách tăng độ sải bước chân.
Tiếp đất bằng hai chân
Khi tiếp đất, bạn nên tiếp bằng cả 2 lòng bàn chân và từ từ chuyển lực về mũi chân để phân bố đều trọng lực. Nếu bạn chỉ tiếp đất bằng ngón hay gót chân có thể gây mỏi hoặc chấn thương cẳng chân.
Mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chạy bộ! TAC Checkpoint - Go strong all the way!