Chất điện giải quan trọng như thế nào?
Điện giải là một phần quan trọng trong cơ thể. Sự cân bằng điện giải rất cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là những vận động viên, những người thường chơi các môn thể thao sức bền. Nếu điện giải trong cơ thể không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến mất cân bằng có thể khiến cho cơ thể chịu đựng những vấn đề tiêu cực trong khi vận động, chẳng hạn như buồn nôn, chuột rút, mất nước, choáng váng, hạ natri máu... Bài viết này sẽ phân tích cho bạn đọc biết thêm về điện giải và tại sao chúng lại cần thiết cho cơ thể.
1. Điện giải là gì?
Điện giải là các ion trong cơ thể được tạo thành bởi các khoáng chất. Ví dụ: muối gồm là sự kết hợp của 2 ion là Na+ và Cl-. Khi tan trong nước, các ion của muối tách rời nhau. Dung dịch nước này có thể dẫn điện và được gọi là dung dịch điện phân. Chất điện giải có trong máu, nước tiểu, mô tế bào, dịch thể... Không có điện giải, cơ thể không hoạt động bình thường được.
Điện giải đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp cân bằng lượng nước, đưa dưỡng chất vào tế bào, hỗ trợ bài tiết chất thải, cân bằng độ pH , duy trì hoạt động tối ưu của tim mạch, cơ bắp, thần kinh và não bộ.
Khi luyện tập trong thời gian dài dưới thời thiết nắng nóng, vận động viên sẽ bị mất cân bằng điện giải do mất nước và chất điện giải thông qua mồ hôi. Nếu người vận động không uống đủ nước và bù đủ điện giải sẽ gây ra vấn đề cho cơ thể trong luyện tập. Ngược lại, khi người vận động uống quá nhiều nước sẽ làm loãng đi nồng độ chất điện giải trong cơ thể, cũng gây mất cân bằng điện giải.
2. Các chất điện giải
Chất điện giải có rất nhiều thành phần, trong số đó, thành phầ quan trọng nhất là Natri, Kali, Calci, Magne.
a. Natri
Natri đến chủ yếu từ muối. Nó có đặc tính giữ nước nên giúp duy trì chất lỏng trong máu. Natri có nhiều trong máu, huyết tương, bạch huyết... giúp giữ cân bằng điện giải giữa nội bào và ngoại bào. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm cho lượng Natri máu tăng, khi uống quá nhiều nước thì sẽ làm hạ Natri máu. Cả hai trường hợp đều là mất cân bằng điện giải. Để tránh cả hai trường hợp xảy ra, chúng ta cần đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước và muối.
b. Kali
Kali là một ion dương nội bào kết hợp với Natri ngoại bào giúp cân bằng điện giải. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp tim, chức năng cơ bắp, dẫn truyền tế bào và là một phần quan trọng của việc truyền nơ-ron thần kinh. Khi vận động đổ mồ hôi sẽ làm mất Kali. Do đó, việc bổ sung thêm Kali trong khẩu phần ăn uống khi vận động là điều cần thiết.
c. Calci
Cơ thể người có nhiều Calci. Gần như toàn bộ răng xương và nhiều thành phần khác đều có chứa Calci. Calci cũng rất quan trọng với hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và cơ xương khớp. Trong khi vận động, Calci hỗ trợ tạo ra năng lượng. Việc trao đổi chất từ Calci có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu năng lượng cơ thể. Các axit béo trong quá trình trao đổi chất từ Calci là một nhiên liệu quan trọng, vì thế để chuyển hóa năng lượng đạt hiệu quả tối ưu, cần thiết phải có đủ lượng Calci. Nếu lượng Calci trong máu không đủ, cơ thể có xu hướng lấy Calci từ xương để bổ sung thiếu hụt. Nếu điều này diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến những vấn đề về xương, chẳng hạn như loãng xương.
d. Magne
Magne là khoáng chất phổ biến đứng hàng thứ tư trong cơ thể con người. Magne giúp duy trì chức năng thần kinh và hệ cơ, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự ổn định của nhịp tim, ổn định đường huyết, thức đẩy hình thành xương và răng. Magne thật sự cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể người và cho mọi sinh vật sống.
Magne và Calci cũng có sự tương quan với nhau. Khi Calci đi qua mô cơ sẽ khiến cho cơ bắp co lại và khi dòng chất Calci rời khỏi mô cơ thì Magne chảy vào làm thư giãn cơ bắp. Lượng Magne đầy đủ sẽ giúp cho các phản ứng enzyme cần thiết được thực hiện để chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng cho cơ bắp.
Thị trường dinh dưỡng thể thao hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung đầy đủ chất điện giải cho cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Các sản phẩm này có thể giúp bù điện giải và năng lượng dễ dàng hơn. Việc cung cấp điện giải một cách nhất quán rất cần thiết khi luyện tập các môn thể thao sức bền như chạy bộ, bơi lội, đạp xe. Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thể thao một cách hợp lý có thể bù điện giải giúp tối ưu các chức năng cơ thể trong khi vận động.