Cách chọn giày cho người mới chạy bộ
Sở hữu một đôi giày chạy bộ phù hợp là một điều quan trọng với các runner, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Một đôi giày tốt sẽ giúp bạn thoải mái, hạn chế chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện.
Ảnh: TAC Checkpoint
Xác định địa hình
Giày chạy trail. Ảnh: TAC Checkpoint
Đường trường hoặc bề mặt phẳng: giày chạy road, nhẹ, có đế, độ đàn hồi tốt để giảm thiểu tác động lên khớp và cơ bắp.
Đường mòn hoặc đường gồ ghề: giày đế bám tốt, có các rãnh sâu để tăng độ ma sát, giày chạy trail.
Máy chạy bộ: giày nhẹ, thoáng khí để tập luyện trong nhà.
Mọi địa hình: giày đa năng
Xác định dáng chân
Nếu bạn không có các thiết bị chuyên dụng để xác định dáng bàn chân thì có 2 cách xác định mang tính chất tham khảo có thể thực hiện tại nhà.
Phương pháp 1: Quan sát dấu chân ướt
Chuẩn bị:
Một tờ giấy A4
Bút dạ
Chậu nước
Thực hiện:
Nhúng bàn chân ướt vào chậu nước.
Bước lên tờ giấy A4 đã đặt sẵn.
Để nguyên tư thế trong vài giây, sau đó nhấc chân ra.
Phân tích:
Bàn chân vòm cao: Dấu chân chỉ in hằn phần gót chân và các ngón chân, phần giữa lòng bàn chân không chạm vào giấy.
Bàn chân phẳng: Dấu chân in hằn gần như toàn bộ, có một đường cong nhẹ ở phần giữa lòng bàn chân.
Bàn chân bèt: Dấu chân in hằn toàn bộ, không có đường cong ở phần giữa lòng bàn chân.
Phương pháp 2: Sờ vào lòng bàn chân
Thực hiện:
Ngồi xuống và đặt bàn chân phẳng trên sàn nhà.
Dùng ngón tay sờ vào phần giữa lòng bàn chân.
Phân tích:
Bàn chân vòm cao: cảm nhận rõ ràng phần lõm ở giữa lòng bàn chân.
Bàn chân phẳng: cảm nhận phần lõm ở giữa lòng bàn chân nhưng không quá rõ ràng.
Bàn chân bèt: không cảm nhận được phần lõm ở giữa lòng bàn chân, lòng bàn chân gần như phẳng hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào một số đặc điểm sau để tự nhận biết dáng bàn chân của mình:
Bàn chân vòm cao:
Mắt cá chân thường bị nghiêng vào trong.
Dễ bị mỏi chân khi đi giày cao gót.
Thường xuyên gặp các vấn đề về mắt cá chân và đầu gối.
Bàn chân phẳng:
Mắt cá chân thẳng.
Có thể đi nhiều loại giày khác nhau.
Bàn chân bèt:
Mắt cá chân thường bị nghiêng ra ngoài.
Dễ bị đau nhức lòng bàn chân và mu bàn chân.
Thường xuyên gặp các vấn đề về gót chân và bàn chân trước.
Ảnh: Internet
Sau khi xác định được dáng bàn chân, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ để chọn giày phù hợp:
Bàn chân phẳng: giày có độ rộng trung bình, đệm dày và hỗ trợ cổ chân
Bàn chân bèt: giày có độ rộng lớn hơn bình thường để có thêm không gian cho các ngón chân, có đệm để hỗ trợ chân ổn định
Bàn chân vòm cao: giày có đệm đàn hồi tốt và hỗ trợ cổ chân.
Trọng lượng cơ thể:
Trọng lượng cơ thể lớn: đế dày
Trọng lượng cơ thể nhỏ: đế mỏng
Sải chân
Sải chân ngắn: giày có đế trước linh hoạt và đệm tốt
Sải chân trung bình: giày có đệm và hỗ trợ tốt
Sải chân dài: giày có đế trước cứng và ổn định
Độ bám đường tốt
Ảnh: Internet
Những đôi giày có độ đàn hồi và bám tốt sẽ đảm bảo sự thoải mái khi luyện tập ở các địa hình tương ứng. Đặc biệt, độ bám tốt sẽ hạn chế các chấn thương và té khi chạy trên các địa hình trơn trượt, gồ ghề.
Tốc độ chạy
Chạy đường dài hoặc tham gia giải chạy vận tốc 9.5 - 13 km/h: giày giảm chấn và ổn định
Chạy nhanh hoặc tham gia giải chạy vận tốc trên 13 km/h: giày nhẹ, có độ ổn định
Vận tốc trên 14.5 km/h: giày siêu nhẹ, nhanh và linh hoạt
Ngoài các yếu tố trên, bạn nên chủ động ra các cửa hàng giày chạy bộ chuyên dụng và ướm thử để trải nghiệm tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo đế giày đã quen và vớ để có tìm ra đôi giày phù hợp.
Nếu bạn chỉ có thể mua online thì hãy xem kỹ nhận xét của khách hàng và mua rộng hơn 0.5cm so với size bình thường để trừ hao.
Mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chạy bộ. TAC Checkpoint - Go strong all the way!