Các chấn thương dễ gặp trong chạy bộ
Chạy bộ được xem là một môn thể thao dễ tập và an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các chấn thương mà có thể bạn sẽ bị khi chạy bộ.
1. Viêm gân Achilles
Đây là chấn thương bạn dễ gặp nhất. Nguyên nhân chính là đầu gối bạn phải chịu áp lực quá mức khi tập luyện quá nhiều một cách đột ngột hoặc chọn giày không phù hợp hoặc do giải phẫu bàn chân và cơ bắp chân có vấn đề. Cách nhận biết là đau nhức và co cứng vùng gân Achilles.
Ảnh: IHR
Để xử lý, bạn chỉ cần giãn cơ sau khi chạy và nghỉ ngơi. Nếu nguyên nhân là do giày thì bạn nên đổi giày để phù hợp. Trước khi quay lại luyện tập, bạn cũng nên chườm đá.
2. Trầy xướt da
Đây không hẳn là một chấn thương nghiêm trọng nhưng nó vẫn gây ra cảm giác khó chịu và đau khi chạy. Các chấn thương có thể khiến da bị đỏ, chạy máu, nổi mụn nước, thô ráp… Nguyên nhân có thể đến từ việc tập luyện quá nhiều ở cường độ cao, giày chật, quần áo không thấm hút…
Nếu trầy xướt, bạn nên dừng việc tập luyện và xử lý ngay. Tùy tình trạng vết thương mà bạn có thể bôi thuốc mỡ, sáp ong, vệ sinh… để làm dịu vết thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.
3. Căng cơ
Căng cơ là kết quả của cơ bắp bị căng quá mức gây tổn thương các cơ phía sau chân. Khi các cơ ở bắp chân bị căng, người chạy sẽ bị khó chịu cho bàn chân, mắt cá chân và đầu gối.
Ảnh: Internet
Nếu bị căng cơ, bạn có thể chườm lạnh hoặc áp dụng phương pháp RICE để hỗ trợ. Trước khi luyện tập bạn nên khởi động và giãn cơ sau khi tập luyện. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa.
4. Bong gân mắt cá chân
Bong gân mắt cá chân là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng xung quanh khớp cổ chân. Nếu bị nhẹ, cổ chân bạn sẽ bị đau, sưng, bầm tím… còn nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.
Tương tự căng cơ, bạn nên chườm đá hay tìm các phương pháp hỗ trợ làm dịu. Ngoài ra bạn có thể dùng băng dính, kẹp, nẹp cổ chân để hỗ trợ chấn thương nhanh hơn.
5. Phồng rộp
Phồng rộp xảy ra khi có sự ma sát giữa giày, vớ và da trong quá trình chạy. Khi đó, bạn sẽ cảm giác đau rát hoặc đau nhức gây ảnh hưởng tới quá trình luyện tập.
Ảnh: internet
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên nghỉ ngơi, dừng việc luyện tập cường độ cao và dùng miếng dán chống rộp để hỗ trợ.
6. Chuột rút
Chuột rút là chấn thương dễ gặp. Đây là tình trạng một cơ hoặc nhóm cơ đột ngột dẫn đến đau đớn. Các nguyên nhân có thể dẫn đến chuột rút là không khởi động kỹ, không giãn cơ hay chạy quá sức hoặc sai kỹ thuật.
Ảnh: Internet
Khi bị chuột rút, bạn nên giãn cơ, massage nhẹ nhàng và thử uốn cong ngón chân. Những kỹ thuật này bạn nên nhờ những người có kỹ thuật chuyên môn để xử lý đúng.
7. Đau đầu gối
Ảnh: Internet
Chấn thương này sẽ gây cho người chạy những cơn đau âm ỉ xung quanh hoặc phía sau bánh chè. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể nghỉ ngơi và điều chỉnh lại giày chạy. Mọi người cũng có thể sử dụng kẹp, nẹp chân để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.
8. Đau cẳng chân
Đau phía trước trong ở phần dưới cẳng chân, dọc xương chày là triệu chứng của đau xương cẳng chân khi chạy bộ. Một trong những chấn thương khi chạy bộ này có thể xảy ra do chạy với cường độ quá cao hoặc do thay đổi chế độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể không thể thích nghi.
Nếu người tập vẫn chạy, cơn đau xương cẳng chân sẽ kéo dài hoặc trở nên nặng hơn. Thay vào đó, người tập cần nghỉ ngơi để cải thiện chấn thương trước khi chạy bộ sau một thời gian.
9. Đau gót chân
Ảnh: Internet
Đau gân gót chân thường xảy ra khi bạn chạy nhiều hơn. Sau khi chạy, chấn thương bắt đầu bằng cảm giác đau nhẹ ở cẳng chân sau hoặc phía trên gót chân. Nó trở nên nặng hơn khi bạn chạy đường dài, chạy lên dốc và chạy nước rút. Thường vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy đau hoặc co cứng hơn. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên giãn cơ, chườm đá và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
10. Đau bàn chân
Đau bàn chân thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chạy sai kỹ thuật, giày không có đế giày chuyên biệt… Bạn có thể chườm đá, ngâm chân và thư giãn. Ngoài ra, từ 24 đến 72 giờ đầu, bạn hãy nâng đầu gối bên bị chấn thương 10 – 15 cm so với tầm tim.
Mong bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chạy bộ! TAC Checkpoint - Go strong all the way!